Say tàu xe là kẻ thù của nhiều người với những triệu chứng điển hình như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn, khiến mùa Tết trở thành ác mộng và dưới đây là những cách khắc phục.
Tại sao cơ thể lại có hiện tượng say tàu xe?
Tiền đình là một bộ phận trong cơ thể giúp con người cảm nhận không gian, kiểm soát trạng thái cân bằng, nhưng với những người quá cảm thì đây lại là một vấn đề.
Khi đi tàu xe, tiền đình của chúng ta sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường để cảm nhận không gian và vị trí tương đối của cơ thể.
Theo các bác sĩ cho biết người đi tàu xe bị say đều có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình, một chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe nếu không khống chế được sẽ dễ gặp nguy hiểm.
Làm thế nào để thoát khỏi hiện tượng say tàu xe?
Không nên nhịn đói khi đi xe
Khi bị đói bụng rất dễ bị say xe, vì vậy bạn nên ăn một chút gì đó trước khi lên xe. Tuy nhiên không nên ăn quá no. Bởi khi có quá nhiều thức ăn trong dạ dày, cơ quan này phải làm việc vất vả, tiêu hóa thức ăn liên tục sẽ khiến bạn dễ bị say xe hơn.
Bánh quy
Ăn 2-3 chiếc bánh quy khi bạn bắt đầu thấy buồn nôn và tiếp tục ăn chúng đến khi các triệu chứng say xe giảm. Bạn nên ăn bánh quy loại giòn vì chúng làm giảm lượng nước bọt trong miệng, ngăn cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Tránh ăn bánh quy nướng, có vị cay, hành hoặc tỏi vì chúng có thể khiến các triệu chứng tồi tệ hơn.
Sử dụng lá trầu không
Trước khi lên xe chừng 15 phút bạn xé nhỏ lá trầu đặt lên rốn hoặc có thể chà xát nhẹ nhàng, sau đó sử dụng vải dài cột miếng trầu cố định trên vùng bụng. Hoặc người đi xe có thể cầm theo trên tay lá trầu không, thi thoảng xé nhỏ lá và đặt lên mũi để át mùi tàu xe.
Uống thuốc chống say
Mỗi lần có kế hoạch đi xe đường dài, bạn có thể uống thuốc chống say xe trước khi lên xe khoảng 40 phút. Uống thuốc với nước ấm hoặc bổ sung thêm Vitamin B1 để giảm thiểu khả năng bị say xe.
Nhìn ra xa
Khi lên xe, nếu bị say thì nên hạn chế nhìn vào những vật gần, màn hình điện thoại hay đọc sách. Hãy cố gắng nhìn ra các điểm càng xa càng tốt, tập trung tầm mắt vào những nơi xa bên ngoài cửa sổ xe có thể giúp não xác định các tín hiệu chính xác rằng bạn đang di chuyển.
Nên ngồi thẳng, nhìn về phía trước và nhìn ra xa. Không nên ngồi ngược hướng xe chạy, ngồi nghiêng lệch sang hai bên hoặc liên tục "ngọ nguậy" quá nhiều trên xe, di chuyển qua lại cũng sẽ gây chóng mặt.
Gừng
Bạn nên đặt sẵn miếng gừng trong tay, khi cần thì đặt ngay dưới mũi để mùi hăng cay bay vào mũi, hoặc dùng băng dính dán miếng gừng lên trên rốn, cũng giúp chống say.
Trước khi khởi hành 30 phút, nên uống 1 cốc nước ấm pha với gừng. Nghiên cứu cho thấy 1g gừng khô có tác dụng chống nôn không kém thuốc mà không gây tác dụng phụ.