HỒNG YẾN FUKID NEST GOLD

Mã SP:8 938521 657101

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 0898 12 1930 - Email: lisse.pharma@gmail.com - Website: www.lissepharma.com

chi tiết sản phẩm

DÀNH CHO CẢ NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG.

    + TĂNG CƯỜNG TIÊU HÓA

    + GIÚP BỒI BỔ SỨC KHỎE

    + TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG

THÀNH PHẦN CẤU TẠO:  cho 1 lọ 30ml chứa

       - L-Lysine HCl 1200mg

       - Ngân nhĩ 200mg

       - Yến Sào 125mg

       - Taurine 20mg

       - Chiết xuất nấm Đông Trùng Hạ Thảo 8mg (tương đương 80mg thảo mộc)

       - Vitamin PP 5mg

       - Vitamin B1 2mg

       - Cao Linh chi 20mg (tương đương 20mg thảo mộc)

      - Cao Đẳng sâm 1,7mg (tương đương 17mg thảo mộc)

Phụ liệu: Đường, nước, hương thơm (vani, sữa, socola, hoa quả), natri benzoat, kali sorbat, xanthangum, Caramel I (Plain caramel) vừa đủ 30ml.

CÔNG DỤNG: Hỗ trợ bổ sung acid amin cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bồi bổ cơ thể.

THỜI HẠN SỬ DỤNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên hộp.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

     - Người bị suy nhược cơ thể, gầy yếu, ăn ngủ kém.

     - Người mới ốm dậy, người trong thời kỳ dưỡng bệnh cần bồi bổ sức khỏe.

     - Người làm việc quá sức cần bồi bổ sức khỏe.

CÁCH DÙNG:

     - Trẻ dưới 1 tuổi: Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng.

     - Trẻ em 1-2 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml-15ml (1/3 lọ-1/2 lọ).

     - Trẻ em 2-10 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml (1/2 lọ).

     - Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml (1 lọ).

Lắc kỹ đều trước khi dùng. Uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm để nguội trước bữa ăn 30-60 phút. Uống bằng cốc hoặc thìa hợp vệ sinh.

UỐNG NGON HƠN KHI ĐỂ LẠNH!

 CHÚ Ý:

  • Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.

BẢO QUẢN: Để nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 300 C, để xa tầm tay trẻ em.

QUY CÁCH: Hộp 06 lọ x 30ml

THỜI HẠN SỬ DUNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.

Số XNCB: 12539/2020/ĐKSP

Số XNQC: 2558/2021/XNQC-ATTP

Thương nhân chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm và phân phối:

CÔNG TY TNHH DP LISSE VIỆT NAM

Địa chỉ: 14/1 Đường số 10, P. Linh Xuân, Q.Thủ Đức, TP. HCM

Email: lisse.pharma@gmail.com - Web: www.lissepharma.com

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 0898 12 1930

                                                             TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lysine:

Tên hóa học của Lysine là 2,6 diaminocaproic acid hoặc α, ε C6H14O2N2 có cấu hình L và D. Lysine có thể tan trong nước và không bị kết tụ trong một thời gian dài nên người ta có thể làm ra sản phẩm dạng lỏng.

Trong 20 acid amin được tìm thấy thì Lysine là một trong 9 acid amin không thay thế (histidine, isoleucine, lysine, methionine, leucine, phenylamine, threonine, tryptophan, valine) rất cần thiết cho bữa ăn hàng ngày.

Người bình thường cần mỗi ngày 1-3g lysine. Tuy nhiên cơ thể không tự tổng hợp được chất này mà phải được cung cấp qua thực phẩm (như lòng đỏ trứng, cá, thịt, các loại đậu và sữa tươi) hoặc bổ sung dưới dạng thuốc.

Lysine làm tăng khả năng hấp thu các acid amin khác của cơ thể. Lysine giúp tăng cường hấp thu và duy trì canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể. Vì vậy, lysine có tác dụng tăng trưởng chiều cao và ngăn ngừa bệnh loãng xương.

Lysine là thành phần của nhiều loại protein, là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon. Nó cũng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nên thường được bác sỹ kê đơn cho người bị rộp môi hay mụn rộp sinh dục.

Theo nhà khoa học Linus Pauling, người từng nhận 2 giải Nobel y học thì lysine còn có tác dụng ngăn ngừa, chữa trị bệnh tim và đột quỵ

(Theo tài liệu Công nghệ lên men Lysine, PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn, trang 3-4).

Yến sào:

Yến sào là tổ của chim yến hàng. Yến sào chứa hàm lượng protein khá cao 42,8 - 54,9% (theo Viện Công nghệ sinh học Hà Nội). Yến sào có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 2 kinh phế và vị, làm cường tráng, dai sức, kích thích tiêu hóa, an thần, gây ngủ, mạnh gân xương.

Về mặt y học, yến sào là một vị thuốc độc đáo, rất tốt cho những người mới ốm dậy, người gầy yếu suy nhược, người cao tuổi, phụ nữ sau khi đẻ hoặc bị băng huyết, trẻ em suy dinh dưỡng, chữa được bệnh ho, hen suyễn, lao phổi, kiết lỵ, thổ huyết.

Dùng riêng, yến sào sấy khô, tán bột mịn, uống mỗi ngày 0,6-1g, dùng liền 7-10 ngày. Dùng phối hợp với các vị thuốc khác, yến sào và ngân nhĩ dạng tán bột 0,5-1g pha chế thành nước uống có tác dụng bổ mát.

Theo tài liệu nước ngoài, yến sào còn có tác dụng tăng cường khí lực, có lợi cho phổi và thận, rất tốt cho da, bổ sung sinh lực, hấp thụ các chất dinh dưỡng và kích thích sự phân chia các tế bào của hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa ở người cao tuổi.

(Theo “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập II, trang 1229-1230).

Ngân nhĩ:

Mộc nhĩ hay còn gọi là Nấm tai mèo, tên khoa học là Auricularia polytricha (Mont.) Sacc. Thuộc họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae).

Ngân nhĩ (thể quả) hay còn gọi là bạch mộc nhĩ là bộ phận dùng làm thuốc của Mộc nhĩ.

Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh vị và đại tràng, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, ích khí.

Ngoài công dụng làm thức ăn, mộc nhĩ còn được dùng làm thuốc. Ở Việt Nam, từ lâu đời, Tuệ Tĩnh đã dùng mộc nhĩ mọc trên cây dâu sao khô, tán bột uống với liều 2g dùng để chữa băng huyết, rong kinh. Mộc nhĩ mọc trên cây liễu sắc uống chữa nôn mửa. Mộc nhĩ và kinh giới, 2 vị lượng bằng nhau, sắc lấy nước để ngậm chữa đau răng.

Theo tài liệu nước ngoài, mộc nhĩ 5g ngâm nước trong 1 đêm, rồi hấp chín với đường phèn trong 1-2 giờ, ăn trước khi đi ngủ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Ở Trung Quốc, người ta dùng mộc nhĩ để cầm máu, chữa tràng phong, trĩ chảy máu, băng lậu đới hạ, chảy máu mũi.

(Theo “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập II, trang 291-292).

Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam thì mộc nhĩ được dùng làm thuốc giải độc, chữa lỵ, táo bón, rong huyết. Ngày dùng 0,6-1g dưới dạng thuốc bột, chia làm nhiều lần trong ngày.

(Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, GS.TSKH Đỗ Tất Lợi, trang 206).

Linh chi:

Còn gọi là linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm lim, thuốc thần tiên.Tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst.Thuộc họ Nấm gỗ Ganodermataceae.

Tính chất và tác dụng của Nấm linh chi theo Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục như sau:

Thanh chi tính bình, không độc, chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp và mãn tính.

Hồng chi vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chữa các bệnh thuộc về huyết và thần kinh, tim.

Hoàng chi vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch.

Hắc chi vị mặn, tính bình, không độc, chủ trị đau nhức xương khớp, gân cốt.

Nói tóm lại, dùng 6 loại linh chi lâu ngày sẽ giúp cho nhẹ người, tăng tuổi thọ.

Ứng dụng trên lâm sang, các nhà y học khoa học Trung Quốc đã kết luận rằng nấm linh chi có tác dụng trên một số bệnh như đau thắt cơ tim, bệnh ở mạch vành của tim, huyết áp không ổn định, khi thấp khi cao, viêm phế quản, hen, thấp khớp, viêm gan mãn, bệnh phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh, bệnh đường tiêu hóa, giúp thông minh và trí nhớ,…

Cách dùng và liều dùng đơn giản nhất là dùng toàn nấm linh chi đã phơi sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột đun nước sôi kỹ (sôi 15-30 phút), lấy nước uống trong ngày. Liều dùng mỗi ngày 200-500mg nấm linh chi. Nước sắc nấm linh chi có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống.

(Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, GS.TSKH Đỗ Tất Lợi, 831-833).

Vitamin B1

Vitamin B1 là một chất vận chuyển thần kinh có dẫn truyền xung động thần kinh tại hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) cũng như hệ thần kinh ngoại biên (mạng lưới thần kinh nối liền hệ thần kinh trung ương với cơ và các nội tạng). Vai trò của B1 cũng rất quan trọng trong chức năng của cơ nói chung và của tim nói riêng, cũng như đối với trí nhớ.

Vitamin B1 giữ vai trò chủ đạo trong chuyển hóa năng lượng, nhất là chuyển hóa glucid, vitamin B1 cho phép và điều hòa khả năng sử dụng glucid. Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 thì khả năng chuyển hóa glucid sẽ không đủ và glucose, thức ăn chính của tế bào thần kinh cũng bị thiếu.

Vitamin B1 không tác động trực tiếp, nhưng giống như tất cả các vitamin nhóm B, nó được chuyển đổi thành coenzyme, đặc biệt nhờ quá trình can thiệp của magnesi.

(Theo “Bách khoa toàn thư về Vitamin,Muối khoáng và Các yếu tố vi lượng”, NXB Y học, trang 55-57).

Vitamin PP:

Hay vitamin B3, còn có tên là nicotinamid. Trong cơ thể, vitamin PP được tạo thành từ acid nicotinic và một phần tryptophan trong thức ăn được ôxy hóa tạo thành acid nicotinic và sau đó thành vitamin PP.

Vitamin PP là tiền chất của hai enzymne chủ yếu trong nhiều phản ứng sinh hóa cho phép tổng hợp năng lượng và gen.

Vitamin PP và acid nicotinic là vitamin nhóm B, tan trong nước, có trong nhiều thực phẩm như nấm men, thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh và các hạt ngũ cốc.

(Theo “Bách khoa toàn thư về Vitamin, Muối khoáng và Các yếu tố vi lượng”, NXB Y học, trang 71-75).

Back to top